SD-WAN là gì?
SD-WAN là giải pháp công nghệ mạng diện rộng, xác định bởi phần mềm SDN (software-defined networking) và được quản lý trên CLOUD. Người dùng có thể kết nối các trung tâm dữ liệu, chi nhánh, trụ sở,… để nâng cao tốc độ mạng, độ bảo mật và hiệu quả công việc.
Công nghệ SD-WAN được ra đời nhằm mục đích thay thế mạng WAN truyền thống (MPLS, Leased Line,…) và hỗ trợ doanh nghiệp toàn cầu trong công cuộc chuyển đổi số – chuyển đổi sang môi trường điện toán đa đám mây.
Phương thức hoạt động
SD-WAN thực hiện nhiệm vụ kết nối chi nhánh tới ứng dụng hoặc dữ liệu được lưu trữ trên Cloud hoặc Head Quarter thông qua đường truyền Internet.
Kết hợp nhiều loại đường truyền khác nhau như FTTH/MPLS/LTE để thực hiện cân bằng tải đường truyền, gộp băng thông, tối ưu hóa ứng dụng tăng khả năng dự phòng khi đường truyền chính gặp sự cố.
Ưu điểm của công nghệ SD-WAN
Ngoài thế mạnh về chi phí, độ tin cậy và thời gian triển khai, công nghệ SD-WAN còn mang nhiều ưu điểm nổi trội so với đường truyền MPLS truyền thống
So sánh SD-WAN và MPLS
Lợi ích việc triển khai SD-WAN
Có thể triển khai trên hạ tầng cũ hoặc Cloud sẵn có
Cho phép chèn thêm các dịch vụ mở rộng vào Data Center hoặc Cloud
Dễ dàng kết nối các chi nhánh không thể sử dụng MPLS do trỡ ngại địa lý
Quản lý tập trung đường truyền thông qua Dashboard
Có khả năng ưu tiên lưu lượng theo Policy
Lĩnh vực ứng dụng công nghệ SD-WAN
– Doanh nghiệp nhiều chi nhánh.
– Chuỗi cửa hàng bán lẻ.
– Siêu thị.
– Ngân hàng.
– An ninh quốc phòng.
– M2M và IoT.
– Vận tải.
– Tàu thuyền.
– Xây dựng.
– Y tế.
– Giáo dục.
– Công trường ngoài biển.