1. Tổng quan về Hệ thống Video Conference
Hệ thống hội nghị truyền hình là một hệ thống thông tin bao gồm thiết bị phần cứng hoặc phần mềm hỗ trợ hội nghị (meeting) từ xa với âm thanh và hình ảnh trong thời gian thực dựa trên nền tảng mạng IP.
Thông thường, các thành phần trong hệ thống hội nghị truyền hình gồm:
– Hệ thống điều khiển chính hội nghị truyền hình.
– Hệ thống hình ảnh (quay hình và hiển thị hình ảnh).
– Hệ thống âm thanh (thu và phát).
– Các thành phần kết nối mạng và đường truyền.
– Các thiết bị phụ trợ dùng thêm khác (như Databox: cho việc truyền dữ liệu của hai bê, whiteboard: bảng hiện thị hình ảnh…).
2. Các thành phần cơ bản của Hệ thống Video Conference
2.1 Hệ thống điều khiển chính của Hội nghị truyền hình (bắt buộc phải có)
Thành phần chính của một hệ thống Hội nghị truyền hình là hệ thống điều khiển. Nó thực hiện việc mã hoá/giải mã tín hiệu âm thanh, hình ảnh và dữ liệu…; kết nối với các hệ thống điều khiển hội nghị khác.
2.2 Hệ thống hình ảnh (bắt buộc phải có)
Chức năng của hệ thống này là thu hình và hiển thị các hình ảnh của các bên tham gia trong một hội nghị.
2.3 Hệ thống âm thanh (bắt buộc phải có)
Hệ thống này có chức năng thu và phát âm thanh của các bên tham gia của một hội nghị..
2.4 Hệ thống kết nối mạng và đường truyền (bắt buộc phải có)
Một thành phần rất quan trọng trong giải pháp hội nghị truyền hình là đường truyền kết nối mạng cho hệ thống Hội nghị truyền hình. Giữa các Site phải có một phương thức truyền tin nào đó như ISDN hoặc qua mạng IP dùng các công nghệ: Leased line, xDSL, FTTx,…
Tốc độ để thực hiện một hội nghị chuẩn tối thiểu phải là 128 Kbps, tuy nhiên để đạt được chất lượng hình ảnh âm thanh tốt hơn thì tốc độ phải cao hơn nhiều.
2.5 Các thiết bị phụ trợ (Tùy chọn theo yêu cầu)
Ngoài các thành phần chính trên thì còn có thể có thêm các thành phần phụ trợ hội nghị truyền hình nhằm tăng cường thêm tính năng tiện ích của hội nghị như:Hội nghị dữ liệu, bảng điện tử, các thành phần khác như ghi âm hội nghị, lưu trữ hình ảnh, các phụ kiện lắp đặt,…cũng gíup tăng cường thêm các tiện ích tương ứng khác cho giải pháp hội nghị truyền hình.
3. Mô hình kết nối
Tùy vào tổ chức và yêu cầu của doanh nghiệp chúng ta sẽ xây dựng mô hình cho phù hợp, có hai mô hình chính là site to site (mô hình chỉ kết nối hội thảo hai điểm) và Multisite (mô hình kết nối hội thảo từ 3 điểm trở lên).
3.1 Site to site
Để hội thảo hai điểm với nhau, chúng ta chỉ cần các thành phần cơ bản như đã diễn giải ở trên.
3.2 Multisite
Để hội thảo đa điểm cần phải có một thiết bị phục vụ cho việc kết nối đa điểm gọi là MCU (Multi Control Unit). Có 2 lựa chọn thiết bị MCU tùy theo số điểm cần kêt nối.
3.2.1 MCU tích hợp trong các điểm đầu cuối
Thiết bị điều khiển Video Conference bình thường chỉ đóng vai trò như điểm kết nối đầu cuối. Khi dùng phần mềm để nâng cấp, Thiết bị này vừa là điểm đầu cuối, vừa có khả năng thưc hiện chức năng của MCU. Khi trở thành MCU nó có khả năng kết nối với 5 điểm khác để thực hiện một cuộc truyền hình 6 điểm và có khả năng ghép chồng với một thiết bị khác (cũng có chức năng MCU) để thực hiện một cuộc hội nghị truyền hình 10 điểm.
Ví dụ với yêu cầu thực hiện kết nối 7 điểm, sử dụng MCU tích hợp, thì cần phải có 2 thiết bị được nâng cấp MCU, và được kết nối theo mô hình logic sau:
Ưu điểm của việc dùng MCU tích hợp:
– Chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều so với khi sử dụng MCU tách biệt.
– Vì sử dụng 2 MCU nên có khả năng chia tải (băng thông), băng thông cần thiết tại một điểm MCU sẽ giảm.
– Rất thích hợp cho các cuộc họp đa điểm dưới 7 điểm.
Tuy nhiên việc sử dụng MCU tích hợp cũng có hạn chế là sẽ không thể mỡ rộng hệ thống hội thoại nhiều hơn 10 điểm, và khó quản lý tập trung được hệ thống (cấu hình, lập lịch, quản lý tài nguyên, …). Do đó nếu nhu cầu cao hơn cần phải sử dụng mô hình MCU tách biệt.
3.2.2 MCU tách biệt
MCU này không đóng vai trò điểm đầu cuối, chỉ đóng vai trò điểm kết nối đa điểm. Khách hàng có thể chọn MCU của các hãng khác nhau như: Polycom, Cisco, .. Tùy theo yêu cầu, khách hàng có thể chọn MCU dựa trên thông số ports, băng thông, số cuộc hội nghị đồng thời,…mô hình kết nối logic như sau:
4. Băng thông yêu cầu cho hệ thống
Với yêu cầu độ phân giải TV (4CIF), tốc độ frame 25fps, cần sử dụng quay cuộc gọi với băng thông 384 Kbps. Như vậy tại mỗi điểm đầu cuối, băng thông cần thiết là 384 Kbps, trong khi những điểm đóng vai trò MCU, băng thông phụ thuộc vào việc sử dụng MCU tích hợp hay MCU tách biệt.
4.1 Băng thông cho mô hình kết nối thông qua MCU tích hợp.
Với mô hình kết nối trên thì băng thông tại mỗi điểm MCU sẽ bằng tổng băng thông của các điểm đầu cuối kết nối vào nó, cộng với băng thông của nó kết nối với MCU khác (kết nối cascading). Tại Site 1, MCU sẽ kết nối với các điểm 2, 3, 4. Tại điểm 5, MCU sẽ kết nối với các điểm 6, 7, và MCU tại điểm 1 và 5 sẽ kết nối ghép chồng (cascading) với nhau. Như vậy, băng thông cần thiết tại điểm 1 là 1536 Kbps ( 384 *3 + 384 Kbps), tại điểm 5 là 1152Kbps (384*2 + 384Kbps).
4.2 Băng thông cho mô hình kết nối thông qua MCU tách biệt.
Với mô hình kết nối như trên thì băng thông tại điểm MCU sẽ bằng tổng băng thông của tất cả các điểm đầu cuối kết nối vào. Như vậy băng thông yêu cầu tại điểm MCU là 2688 (384 Kbps * 7).